Bệnh Coryza Ở Gà – Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh Coryza ở gà – bệnh viêm mũi truyền nhiễm thường lây lan ở những đàn gà thịt quy mô lớn. Đây là một chứng bệnh hô hấp cấp tính có thể gây nguy hiểm đi kèm với nhiều triệu chứng dễ nhận biết. Cùng Daga99 tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về chứng bệnh này ngay tại bài chia sẻ sau đây! 

Bệnh Coryza ở gà
Daga88 bật mí thông tin về bệnh Coryza ở gà chi tiết nhất

Vi khuẩn gây bệnh Coryza ở gà cụ thể

Bệnh Coryza xuất hiện trên cơ thể gà nhờ virus Haemophilus paragallinarum. Loại vi khuẩn này còn được gọi với tên khoa học khác như Avibacterium paragallinarum. Theo thông tin Daga99 tìm hiểu loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường sống 2 – 3 ngày. 

Chúng có khả năng lây lan rất nhanh nhưng có thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất khử trùng thông thường. Bệnh Coryza mang lại rất nhiều thiệt hại cho các trang trại chăn nuôi gia cầm hiện nay. 

Yếu tố dịch tễ học của bệnh Coryza gây bệnh cho gà

Những loài vật hoang dã như chim chính là nguồn lây bệnh Coryza chính hiện nay. Gia cầm đặc biệt là gà có thể mắc bệnh ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, mức độ nhạy cảm với bệnh tăng theo lứa tuổi của gà:

  • Thời gian ủ bệnh Coryza ở gà từ 1 – 3 ngày, độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là gà từ 2 – 3 tuần. Nếu không chữa trị cho gia cầm kịp thời chúng rất dễ mắc các bệnh kế phát.
  • Căn bệnh này dễ lây lan từ gà bệnh sang gà khoẻ mạnh bình thường. Đối với những trang trại chăn nuôi với số lượng lớn tỷ lệ mắc bệnh còn cao hơn. 
  • Sau khi nhiễm vi khuẩn: 1 – 3 ngày đầu gà bắt đầu có những biểu hiện bệnh thông thường. Sau 2 – 3 ngày bệnh bắt đầu lây lan cho cả đàn và có những cá thể tử vong.
Bệnh Coryza ở gà
Bệnh Coryza có thể lây lan từ gà bệnh sang gà khoẻ mạnh trong 1 – 3 ngày

Gà mắc Coryza có biểu hiện lâm sàng ra sao?

Bệnh Coryza hoành hành trên cơ thể gà để lại những biểu hiện lâm sàng dễ dàng nhận biết phải kể đến như:

  • Gà ủ rũ, lười ăn uống, có những cá thể hoàn toàn bỏ ăn.
  • Đối với gà đẻ tỷ lệ sinh giảm sút đến 30%, chất lượng trứng không được đảm bảo.
  • Gà còn có biểu hiện bị phù đầu, phù khắp mặt. 
  • Trên mặt, mũi gà có chứa dịch viêm chảy ngược vào trong và đóng thành từng cục mủ màu trắng khiến hai bên mũi của gà có dấu hiệu bị phình to.
  • Mắt có dấu hiệu bị viêm kết mạc, sưng phù dẫn đến hai mí nặng trĩu khép lại hoàn toàn không thể mở ra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến gà không ăn uống dẫn đến tử vong.
  • Một số cá thể xuất hiện triệu chứng khó thở, thở khò khè và ho. Những cá thể xuất hiện tình trạng này dễ tử vong do mắc các bệnh kế phát khác. 
Bệnh Coryza ở gà
Gà nhiễm Coryza mưng mủ, sưng phù ở phần đầu và mắt

Biểu hiện bệnh tích cụ thể của gà mắc Coryza hiện nay

Trong quá trình mổ khám sư kê có thể dễ dàng thấy những hiện tượng ở nội tạng gà như sau:

  • Xoang mũi có dịch viêm ban đầu trong và lỏng lâu dần đặc và trắng như bã đậu.
  • Bã đậu được tìm thấy ở những cơ quan dưới da, đầu và tích có dấu hiệu bị phù thũng. 
  • Xoang niêm mạc, kết mạc ở mắt bị viêm đổi thành màu đỏ ngầu.
  • Khí quản có nhiều dịch nhầy và bị xung huyết. Buồng trứng gà mắc Coryza nhão nhoẹt có dịch nhầy và xung huyết nhẹ.
  • Gà chết thịt bị biến đổi sang màu thâm đen, dịch nhầy bã đậu nhiều ở xoang mũi, mắt và đầu. 
Bệnh Coryza ở gà
Gà nhiễm Coryza có những dấu hiệu bệnh tích rõ ràng khi mổ khám

Hướng dẫn kiểm soát bệnh Coryza ở gà hiệu quả nhất

Để dễ dàng kiểm soát bệnh Coryza ở gà sư kê cần phải đặc biệt chú ý những điều sau:

Kiểm soát bệnh bằng các biện pháp an toàn sinh học

Đầu tiên, chủ nuôi hãy kiểm soát bệnh dịch bằng các liệu pháp sinh học thông thường. Đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh chuồng trại như sau:

  • Hàng ngày nên quét dọn chất thải của gia cầm mỗi sáng.
  • Mỗi tháng 3 lần vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ ăn uống bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. 
  • Mỗi lứa gà được nhập vào phải kiểm tra rõ ràng về sức khỏe, nguồn gốc. Gà mới nhập nên được nuôi tách biệt để theo dõi và kiểm tra sức khoẻ. Sau mỗi lứa gà được bán đi nên để trống chuồng trại trong vòng 2 – 3 ngày rồi mới tiến hành dọn dẹp.
  • Chỉ nuôi gà cùng lứa trong một không gian chuồng, tránh việc nuôi lộn xộn khác lứa. 

Xem thêm : Tin tức đá gà chuẩn được Daga99 tổng hợp

Kiểm soát bệnh bằng vacxin

Các biện pháp phòng bệnh Coryza ở gà nên được kết hợp cùng nhau đặc biệt nhất là tiêm vacxin. Đây là một trong những phương pháp đẩy lùi đến 85% bệnh ra khỏi cơ thể của gia cầm. 

Tốt nhất chủ nuôi nên tiêm chủng ngừa Coryza cho gà lần đầu tiên khi gia cầm được 4 tuần tuổi. Lần tiêm chủng thứ 2 được thực hiện khi gà sắp đến độ tuổi sinh nở thông thường. Đặc biệt, việc bổ sung vacxin chủ nuôi cần được sự giúp đỡ và cố vấn từ bác sĩ thú y để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bệnh Coryza ở gà
Kiểm soát Coryza ở gà bằng các loại vacxin hiệu quả nhất hiện nay

Xử lý đàn gà nhiễm bệnh sổ mũi truyền nhiễm ra sao? 

Đối với đàn gà hàng ngày chủ nuôi cần phải chú ý những điều quan trọng nhất như sau:

  • Luôn quan sát kỹ càng từng cá thể để phát hiện kịp thời các biểu hiện bị nhiễm bệnh ở gia cầm hiện nay.
  • Thường xuyên cho gà uống vitamin C, các chất điện giải nâng cao khả năng miễn dịch của chúng.
  • Bắt buộc phải cho từng con sử dụng kháng sinh và các chất long đờm khác. Điều này giúp gia cầm có thể dễ dàng hô hấp, tăng sinh khả năng chống chọi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh Coryza ở gà Daga99 muốn chia sẻ đến toàn bộ chủ nuôi. Hãy chủ động phòng bệnh để tránh thiệt hại nặng nề về kinh tế sớm nhất có thể nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *