Bệnh Newcastle – căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết hơn 70% thường xuất hiện ở những bầy gà thịt quy mô lớn. Để biết thêm thông tin về căn bệnh này chủ nuôi hãy cùng Daga99 tìm hiểu qua nội dung được chia sẻ ngay sau đây!
Daga99 hướng dẫn cách chữa trị Newcastle cho gà qua giai đoạn nguy hiểm
Nguyên nhân gà mắc Newcastle phổ biến hiện nay
Bệnh Newcastle hay còn được nhiều bà con gọi với cái tên như bệnh gà rù hay bệnh tân thành gà. Gia cầm mắc bệnh được biểu hiện rõ ra những triệu chứng bên ngoài. Chính vì vậy, khi gà mắc Newcastle người nuôi rất dễ phát hiện.
Bệnh gà rù xuất hiện ở gia cầm do virus RNA thuộc nhóm Paramyxovirus gây ngưng
kết hồng cầu. Đặc biệt, bệnh chủ yếu xuất hiện ở gà thịt hoặc những cá thể gia cầm được nuôi ở mật độ cao.
Gà phát bệnh Newcastle là do virus RNA gây ngưng kết hồng cầu tạo ra các triệu chứng về thần kinh
Biểu hiện khi gà mắc Newcastle
Từ khi mắc virus RNA gà bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên sau 3 – 5 ngày. Có những trường hợp mắc bệnh nặng chỉ 2 ngày đã có các biểu hiện đầu tiên. Bệnh tiến triển theo 3 thể chính với những triệu chứng như sau:
Thể quá cấp tính
Thể quá cấp tính là thể bệnh dễ gặp nhất khi gà mắc Newcastle với các biểu hiện:
- Gà ủ rũ, không thể đi lại, lông bết dính và xù lên.
- Gia cầm ho liên tục, thở gấp và đầu ngoẹo hẳn sang một bên.
- Mào, tai dần tím tái và đầu sưng lên.
- Có những biểu hiện của bệnh thần kinh, không thể làm chủ cơ thể và mổ không trúng thức ăn.
- Vỏ trứng mềm, trứng méo mó và giảm hẳn tỷ lệ đẻ.
- Những bộ phận dọc ống tiêu hoá như: thực quản, dạ dày, ruột hay lỗ huyệt có triệu chứng bị xuất huyết.
- Não có dấu hiệu bị xuất huyết, buồng trứng cũng có những dấu hiệu xung huyết.
- Gà đột ngột bị sốt cao lên đến 42 – 43 độ.
Gà mắc Newcastle thể quá cấp tính – cấp tính – mãn tính có những biểu hiện ra sao?
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi gà đá
Thể cấp tính
Thể cấp tính diễn ra khi dịch phát tán đột ngột với tốc độ lây lan vô cùng nhanh. Những cá thể mắc bệnh thể cấp tính thường có những biểu hiện như sau:
- Tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng giảm rõ rệt.
- Gà sốt cao và có những triệu chứng bị thần kinh như đi lòng vòng, co giật và không mổ trúng thức ăn.
- Gà bị tiêu chảy, đi ngoài ra phân xanh với tỷ lệ chết lên đến 100%.
Xem thêm : Tin tức đá gà chuẩn được Daga99 tổng hợp
Thể mạn tính
Đối với gà mắc bệnh Newcastle thể mạn tính sư kê sẽ dễ dàng quan sát được các biểu hiện sau:
- Thể mạn tính xuất hiện ở giai đoạn cuối ổ dịch đi kèm với các triệu chứng rối loạn thần kinh giống thể cấp tính.
- Lúc này, gà đã bị tổn thương tiểu não khá nặng nên có nhiều biểu hiện bất thường phải kể đến như: đi loạng choạng, mổ không trúng thức ăn.
- Ngoài ra chúng cũng có những biểu hiện về việc suy giảm chức năng sinh nở, chất lượng trứng.
- Gà chảy nước mắt, ủ rũ trong quá trình mắc bệnh.
Bệnh tích cụ thể của gà mắc bệnh Newcastle
Khi gặp những cá thể gà tử vong do mắc bệnh chủ nuôi mổ khám bệnh có thể quan sát thấy các dấu hiệu bệnh tích như sau:
Bệnh tích ngoài xác chết
Khi mổ khám nghiệm xác chết chủ nuôi dễ dàng thấy những dấu hiệu bệnh tích rõ ràng:
- Gà gầy, còi cọc mào yếu và tím bầm.
- Xoang mũi, khoang miệng chứa nhiều dịch nhầy đục vàng.
- Bị xuất huyết và phủ màng fibrin tại các bộ phận trên cơ thể như: niêm mạc miệng, hầu, họng và khí quản.
Dấu hiệu bệnh tích khi gà mắc Newcastle trên cơ thể và trong hệ tiêu hoá
Bệnh tích ở đường tiêu hoá
Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh tích còn được thấy ở đường tiêu hoá như:
- Trường hợp nặng có thể thấy xuất huyết ở thành dải trên và dưới dạ dày tuyến trong cơ thể gà.
- Xuất huyết tại dạ dày dưới lớp sừng Keratin.
- Các hạch lympho ở ngã ba manh tràng có dấu hiệu bị xuất huyết và viêm loét nặng.
- Gan gà có một số điểm bị hoại tử có màu vàng nhạt.
- Dịch hoàn, buồng trứng bắt đầu xuất huyết theo từng vệt.
- Xương ngực, bề mặt ức cũng có dấu hiệu xuất huyết nặng. Não cũng có dấu hiệu bị viêm và xuất huyết.
Hướng dẫn cách phòng bệnh nguy hiểm Newcastle cho gà hiệu quả
Phòng bệnh Newcastle là bước quan trọng nhất giúp gia cầm không nhiễm phải virus. Từ đó bảo vệ được sức khoẻ của gia cầm, hạn chế rủi ro và khả năng ảnh hưởng tới kinh tế của chủ nuôi:
Vệ sinh chuồng trại
- Vệ sinh và khử trùng dụng cụ chăn nuôi bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng chuyên dụng.
- Trộn chất độn cùng với men vi sinh hoặc chất hút ẩm để giảm khí độc từ chất thải của gà.
- Thay thức ăn cũ, cọ rửa máng ăn cho gà thường xuyên.
- Khi nhập những cá thể gà mới cần phải nuôi cách ly một thời gian để theo dõi sức khoẻ và biểu hiện của chúng.
Chích ngừa vacxin
Bắt đầu tiến hành tiêm vacxin phòng bệnh Newcastle cho gà từ 5 – 10 ngày tuổi. Vào thời điểm này, kháng thể từ gà mẹ chuyển sang gà con giảm hẳn tạo môi trường thích hợp cho virus RNA tấn công từ đó gây bệnh. Sau đó, khoảng 10 – 14 ngày tiêm mũi nhắc lại để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho gà.
Daga88 hướng dẫn bà con phòng bệnh Newcastle hiệu quả nhất hiện nay
Bổ trợ thuốc vitamin
Bổ trợ vitamin, thực phẩm tăng đề kháng tự nhiên một cách vừa phải. Những vitamin cần bổ sung cho gia cầm bao gồm: vitamin C, A, D, E, K; bổ sung thuốc bổ thận như Lesthionin và thuốc điện giải B-Complex,…
Hướng dẫn điều trị Newcastle cho gà khoẻ nhanh
Để điều trị bệnh Newcastle hiệu quả cho gà đầu tiên chủ nuôi cần phải xử lý triệu chứng. Sử dụng Brom Menthol với liều lượng 1ml/ 4 – 8ml nước giúp gia cầm long đờm. Sau đó, chủ kê bắt đầu quá trình giải độc nhanh bằng thuốc bổ gan thận theo liều lượng được bác sĩ khuyến cáo.
Tiếp theo bắt đầu đến bước phòng bệnh kế phát và nâng cao sức đề kháng với phác đồ sử dụng thuốc như sau:
- Phòng bệnh kế phát: Sử dụng Ampi Sulfa New liều 1g/ 6 – 9kg thể trọng của cơ thể gà. Cho gia cầm sử dụng thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Nâng cao đề kháng: dùng cốm B-Complex trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Cách điều trị gà bị newcastle theo phác đồ rõ ràng
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh Newcastle trên gà mà bà con cần chú ý khi chăn nuôi. Hy vọng những kiến thức Daga99 chia sẻ có thể giúp bà con phòng các loại bệnh nguy hiểm cho gia cầm một cách hiệu quả nhất!