Cách Chữa Bệnh EDS – Hội Chứng Giảm Đẻ Trên Gia Cầm

Cách chữa bệnh EDS – hội chứng giảm đẻ ở gà đang là một trong những vấn đề khiến nhiều chủ nuôi đau đầu ở thời điểm hiện nay. Nếu không tìm cách chữa trị kịp thời bệnh EDS có thể khiến cho sản lượng trứng và con giống giảm sút đáng kể. Theo dõi bài viết sau để cùng Daga99 tìm hiểu cách chữa trị bệnh giảm đẻ hiệu quả. 

Cách chữa bệnh EDS
Cách chữa bệnh EDS

Hướng dẫn phương pháp chữa trị EDS – hội chứng làm giảm sản lượng trứng ở gà mái

Nguyên nhân và con đường lây truyền gà mái mắc EDS

Bệnh EDS ở gà phát tán nguyên nhân do đâu? Hãy cùng Daga99 đi tìm câu trả lời chính xác nhé! 

Nguyên nhân

Hội chứng giảm đẻ hay còn có tên gọi khoa học Egg Drop Syndrome – EDS. Căn bệnh này phát triển trên cơ thể gà bởi một loại virus thuộc nhóm Adenovirus. Đặc biệt, gà công nghiệp đang đẻ trứng trong giai đoạn 26 – 35 tuần tuổi thường mắc phải căn bệnh này.

Tuy bệnh truyền nhiễm EDS không gây nguy hiểm cho tính mạng của gà thịt nhưng nó khiến sản lượng trứng ở gà mái giảm hẳn. Điều này xảy ra khiến các trang trại lo lắng về thiệt hại kinh tế do chất lượng trứng suy giảm. 

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh EDS – hội chứng giảm đẻ ở gà mái phát tán do virus thuộc nhóm Adenovirus

Con đường lây nhiễm

Bệnh giảm đẻ trên gà có hai con đường lây nhiễm chính, cụ thể:

  • Đường lây truyền dọc: bệnh lây từ gà bố, gà mẹ sang đàn gà con qua trứng.
  • Đường lây truyền ngang: lây lan từ những cá thể gà bệnh sang cá thể khoẻ mạnh do tiếp xúc hàng ngày, dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc ở chung chuồng. 

Biểu hiện EDS trên gia cầm và trứng gà

Biết được biểu hiện người nuôi sẽ kịp thời phát hiện vấn đề và áp dụng cách chữa bệnh EDS kịp thời. Thời gian ủ bệnh EDS kéo dài từ 7 – 9 ngày. Một số cá thể bắt đầu biểu hiện những triệu chứng đầu tiên sau tận 17 ngày ủ bệnh như sau:

  • Vỏ trứng bị mất màu nâu vốn có, vỏ trứng vô cùng mỏng rất dễ bể. Có những cá thể đẻ trứng không hề có lớp vỏ cứng bọc bên ngoài.
  • Bề mặt trứng rất mỏng, có thể dễ dàng cảm nhận khi chạm vào. Vỏ có những đốm xù xì, bề mặt vỏ trứng nhám và có các hạt đọng lại.
  • Sản lượng trứng nhanh chóng giảm đi chỉ sau 1 – 2 tuần gà mái mắc bệnh. Trong 3 – 4 tuần, sản lượng đẻ trứng của gà đá có thể giảm lên đến 40%. Trung bình mỗi con có thể mất từ 10 – 16 quả trứng mỗi mùa sinh sản.
  • Kích thước trứng có ảnh hưởng, hình trạng trứng méo mó. Lòng trắng và lòng đỏ trứng không đạt chuẩn. 
  • Đối với cá thể gà mắc bệnh không có biểu hiện quá rõ ràng, một vài cá thể bỏ ăn, di chuyển chậm chạp và bị tiêu chảy. 

Nếu không tìm ra cách chữa bệnh EDS kịp thời sẽ khiến thời kỳ sinh đẻ của gà bị trì hoãn từ đó khiến cho sản lượng trứng giảm hẳn. Gà mắc bệnh không thể đẻ được trứng, không thể bán như những cá thể gà thịt bình thường. 

Biểu hiện của hội chứng EDS ở gà

Gà mắc hội chứng giảm đẻ có trứng vỏ mỏng, hình thù xấu xí, lòng trắng lòng đỏ trứng màu không chuẩn

Bệnh tích EDS trên gà

Bệnh tích EDS chủ yếu biểu hiện rõ ràng ở buồng trứng gà mái:

  • Ống dẫn trứng bị phù thũng sau, đặc biệt thấy rõ ở tại miệng phễu phần trên ống dẫn trứng và tử cung của gà mái mắc bệnh.
  • Lách có biểu hiện bị sưng to cứng, trứng non trong cơ thể gà mềm nhũn, chủ kê có thể dễ thấy nhiều giai đoạn phát triển của trứng non trong khoang bụng.
  • Buồng trứng và ống dẫn trứng của gà mái bị viêm và teo nhỏ. 
Bệnh tích gà mắc EDS

Bệnh tích EDS ở gà mái chủ yếu dễ quan sát ở buồng trứng

Chẩn đoán EDSV chính xác trên gà

Bệnh EDS ở gà được chẩn đoán khi sản lượng trứng gà đẻ giảm đột ngột trong khi con mái không có biểu hiện gì rõ ràng. Gia cầm đang khoẻ mạnh lại đẻ ra trứng có hình thù lạ, vỏ trứng mỏng sần sùi. 

Để chắc chắn chủ kê có thể áp dụng các biện pháp chẩn đoán bệnh phổ biến như HI, ELISA hoặc iiPCR. Chẩn đoán chính xác có thể giúp người nuôi tìm được cách chữa bệnh EDS ở gà nhanh chóng trước nổ ra trở thành dịch lây lan cho cả trang trại. 

Xem thêm : Tin tức đá gà chuẩn được Daga99 tổng hợp

Áp dụng biện pháp phòng bệnh giảm đẻ ở gà mái

Virus gây bệnh EDS ở gà có khả năng lây lan khá cao. Chính vì vậy, chủ nuôi cần phải áp dụng ngay những biện pháp chữa bệnh phải kể đến như sau:

  • Chọn những cá thể gà giống từ những cơ sở chất lượng, có kiểm định rõ ràng. 
  • Phun khử khuẩn chuồng trại thường xuyên bằng POVIDINE 10% cao cấp (10ml/ e lít nước). Có thể dùng dung dịch để khử khuẩn cho cả dụng cụ ăn uống chung của gà. 
  • Tiêm phòng vacxin chống EDS khi gà được 15 – 16 tuần tuổi.
  • Thường xuyên bổ sung NOVI-BIOTIN ADE (1g/1kg thức ăn) để gà mái tăng sức đề kháng. 
  • Nuôi gà ở mật độ vừa phải để hạn chế khả năng lây lan bệnh cho gia cầm, gà giảm stress và gia tăng tỷ lệ sinh đẻ tự nhiên. 

Cách chữa bệnh EDS – hội chứng giảm đẻ ở gà

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa hội chứng giảm đẻ ở gà. Cách chữa bệnh EDS hiệu quả nhất là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho gà trong giai đoạn mắc bệnh. Những cá thể có biểu hiện bệnh cần được tách riêng để theo dõi và chăm sóc đặc biệt đến khi sản lượng trứng bình thường trở lại. 

Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm gà mắc bệnh cần được tiêu huỷ để tránh lây bệnh cho những cá thể khác. 

Cách chữa bệnh gà mắc hội chứng giảm đẻ

Hướng dẫn cách chữa trị hiệu quả nhất cho gà mái mắc chứng giảm đẻ EDS
Trên đây là bài chia sẻ về cách chữa bệnh EDS giảm đẻ ở gà hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng chủ nuôi có thể áp dụng thành công phương pháp chữa trị Daga99 đã chia sẻ ở trên để gia tăng sản lượng, tránh tổn thất về kinh tế cho trang trại!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *